Từ khóa
Tìm kiếm trong
Chuyên mục
Tìm từ ngày Đến ngày
Hệ thống tìm thấy 77 kết quả

“Người bán than ở Chí Linh”: Thăng trầm cuộc đời Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư

“Người bán than ở Chí Linh”: Thăng trầm cuộc đời Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư

Ngày phát hành 16:54 | 14/9/2021

Lượt nghe: 991

Truyện gắn “người bán than ở Chí Linh” viết về thời nhà Trần nhưng không đi sâu 3 lần chiến thắng vang dội của nhà Trần trước quân xâm lược Nguyên Mông mà đi vào đề tài giao thương của đất nước giai đoạn này. Nhân vật chính của câu chuyện là Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư, một con người có tài có tâm nhưng cuộc đời long đong trắc trở. Vì tha cho Sái Minh, một tù binh quân địch mà Nhân Huệ Vương bị đuổi khỏi hoàng cung. Giấu đi thân phận quyền quý, ông trở thành một người bán than ở Chí Linh. Khi nhận được chỉ của Hoàng thượng, Nhân Huệ Vương quay về triều cầm quân ra biên ải chống giặc. Những thăng trầm của cuộc đời khiến ông hiểu hơn cuộc sống dân tình thế thái. Những hi sinh mất mát thầm lặng của hàng triệu người dân trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông, những khó khăn trong đời sống sinh kế của nhân dân. Truyện ngắn được viết theo dòng hồi tưởng, tự sự của nhân vật với nhiều cung bậc tình cảm khác nhau. Là sự chua chát trước bất công nơi triều chính, là tình cảm ân nghĩa khi nghĩ về người mẹ nuôi, về những người cưu mang, hi sinh để mình được sống, là sự đồng cảm với cuộc sống khó khăn của người dân., Trong xã hội phong kiến, những người buôn bán bị coi rẻ nhất. Từng là người dân bình thường đi bán than Nhân Huệ Vương hiểu hơn vai trò, địa vị của người thương lái trong cuộc sống. Chính vì vậy ông không ngại điều tiếng, không ngại chê trách của triều đình, Nhân Huệ Vương trực tiếp tham gia công việc buôn bán của người dân, góp phần giúp người dân đỡ cơ cực. Truyện ngắn nhiều chi tiết xúc động giúp người đọc, người nghe hiểu hơn về một gia đoạn lịch sử hào hùng của đất nước, hiểu hơn về một vị danh tướng lẫy lừng thời nhà Trần – Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư. (Lời bình của BTV Hoàng Hiệp)

"Lão Chộp": Một truyện ngắn hay của nhà thơ Trần Đăng Khoa

Ngày phát hành 0:0 | 3/2/2020

Lượt nghe: 1624

Trần Đăng Khoa từ lâu không còn là một cái tên xa lạ trong đời sống văn nghệ của Việt Nam. Ông được biết đến trước tiên là một nhà thơ, nổi tiếng thần đồng từ thuở nhỏ với những ấn phẩm được tái bản nhiều lần, được dịch và xuất bản tại nhiều nước trên thế giới. Bên cạnh thơ, ông còn viết tiểu thuyết và tiểu luận – phê bình. Văn xuôi của ông tạo ra một phong cách riêng, vừa dân dã mà sống động, hài hước mà gần gũi. "Lão Chộp" là một tác phẩm khá đặc biệt của Trần Đăng Khoa, được xây dựng như một sự đan xen giữa các thể loại: báo chí, tản văn, tùy bút, song tựu trung lại, có thể coi đây là một truyện ngắn đích thực...(Đọc truyện đêm khuya phát 3/2/2020)

Khoảnh khắc định mệnh trong truyện ngắn Trần Thanh Giao

Khoảnh khắc định mệnh trong truyện ngắn Trần Thanh Giao

Ngày phát hành 0:0 | 29/6/2016

Lượt nghe: 4057

Khi ngón tay đã đặt trên nút bấm, chuẩn bị cho hai quả tên lửa lao đi, Giôn Hamintơn bắt gặp cái nhìn của người thợ hàn đang làm nhiệm vụ giữa cầu Hàm Rồng. Trong khoảnh khắc sững sờ, kinh ngạc, người phi công đã không ấn nút, hai quả tên lửa không lao xuống cầu Hàm Rồng. Và cây cầu lại tiếp tục kiên cường trong bom đạn chiến tranh. (Đọc truyện đêm khuya 27/6/2016)

Ngôi đền sống: Một truyện ngắn đặc sắc về tình yêu của Trần Thùy Mai

Ngôi đền sống: Một truyện ngắn đặc sắc về tình yêu của Trần Thùy Mai

Ngày phát hành 0:0 | 10/3/2020

Lượt nghe: 946

Truyện ngắn Ngôi đền sống xoay quanh hai nhân vật chính là Cường và Khánh. Cái chết của Khánh đã đẩy cao trào, kịch tính của truyện lên tới đỉnh điểm. Cường mãi mãi không còn cơ hội để chuộc lỗi của mình nữa, và nói như lời của người kể chuyện, từ đó chẳng còn ai nhìn thấy Cường cười, dù đó là nụ cười của một thiên thần. Cuộc hôn nhân giữa Cường và Hà khép lại tác phẩm thực chất chỉ làm cho mỗi chúng ta thấm thía hơn những nỗi đau, tổn thương và mất mát trong tình yêu mà Cường phải ăn năn suốt cuộc đời mình...(Đọc truyện đêm khuya phát 2/3/2020)

Ngôn ngữ tình yêu trong truyện ngắn "Thuốc ba màu" của Trần Thùy Mai

Ngôn ngữ tình yêu trong truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 4/1/2020

Lượt nghe: 1368

Vũ đã không thể chia cho Akiko một nửa cuộc đời, khi anh coi cuộc sống của mình chỉ còn như cái chai rỗng không và chiếc cốc xiêu đổ. Tình yêu và Hôn nhân, Nghệ thuật và Cuộc đời, chúng có chung sống cạnh nhau, có tồn tại và thăng hoa cùng nhau? Đó là những câu hỏi luôn day trở người sáng tạo, vừa thôi thúc họ làm việc, vừa xô đẩy họ vào những mâu thuẫn không dễ dàng thoát ra được... (Đọc truyện đêm khuya 02/01/2020)

Truyện ngắn "Mẹ con và trần thế": Tình mẹ bao dung

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 14/7/2016

Lượt nghe: 5435

Là cây bút nữ nhanh nhạy với các đề tài nóng của xã hội, nhà văn Phong Điệp dồn nén nhiều chi tiết đời thường qua giọng văn nhạy cảm, gần gũi trong cách kết cấu xâu chuỗi từng mảng đời, từng lát cắt cuộc sống gắn với thằng bé để tạo nên các xung đột đỉnh điểm, căng thẳng. Chất liệu đời sống ngồn ngộn, sinh động được đan cài dày đặc trong tính cách, tâm lý và hành động để tạo nên chân dung thực sự sống động của từng nhân vật. Hai mẹ con bà Sẳng – Thiên Ân như hai điểm sáng – tối của bức tranh đậm chất đời bổ sung, xuyên thấm vào nhau. Dù bị tổn thương đến đâu chăng nữa nhưng người mẹ vẫn tha thứ bởi tình thương vô bờ bến bà mẹ đã dành cho con. Tác phẩm mang bài học sâu sắc về tình cảm con người với lòng vị tha, nhân hậu có lẽ sẽ cứu rỗi cuộc đời. (Đọc truyện đêm khuya 11/7/2016)

Thơ Việt 2014 có gì mới: Nhận định của nhà thơ Trần Quang Quý

Thơ Việt 2014 có gì mới: Nhận định của nhà thơ Trần Quang Quý

Ngày phát hành 0:0 | 22/1/2015

Lượt nghe: 1193

Những khúc ca đêm là tiếng lòng thao thức của các nhà thơ Huy Cận, Ngân Vịnh, Phù Sa Lộc và Thi Hoàng. Năm qua, thơ Việt có gì đáng chú ý? Câu chuyện của nhà thơ Trần Quang Quý sẽ góp phần lý giải điều này. Chùm thơ đậm chất suy tưởng của nhà thơ Đức Gunter Grass sẽ cùng chúng ta khám phá đời sống nội tâm của con người hiện đại hôm nay. (Tiếng thơ 22+ 29/01/2015)

Người mẹ - ngọn nguồn cảm xúc trong thơ Trần Đăng Khoa

Người mẹ - ngọn nguồn cảm xúc trong thơ Trần Đăng Khoa

Ngày phát hành 0:0 | 12/2/2020

Lượt nghe: 1027

Mẹ ơi/ Con đang bay trên cao thẳm bầu trời/ Như hoàng tử trong chuyện xưa mẹ kể/ Trước mặt con là vòm xanh êm ru/ Vẫn từng xanh trên mái nhà mình...Bài thơ được viết năm 1979, khi lần đầu tiên nhà thơ Trần Đăng Khoa ngồi trên máy bay, bay trên cao thẳm bầu trời, qua nhiều làng mạc đồng quê, ông nghĩ đến mẹ và làm thơ gửi mẹ. Mẹ chính là ngọn nguồn cảm xúc trong thơ Trần Đăng Khoa, thuở nhỏ cũng như sau này. Khi đã qua thời niên thiếu, trở thành người lính, người chồng, người cha, thì mẹ vẫn là miền cảm xúc mát lành, níu ông về với góc sân và khoảng trời tuổi nhỏ. Mẹ làm nên hồn cốt của đất đai, của quê hương xứ sở, là điều đẹp đẽ nhất có thật ở trên đời… (Tiếng thơ 12/02/2020)

Nhà thơ Trần Đăng Khoa: Tôi đã lỡ lần được gặp Bác

Nhà thơ Trần Đăng Khoa: Tôi đã lỡ lần được gặp Bác

Ngày phát hành 0:0 | 20/5/2020

Lượt nghe: 887

Vào dịp 19 tháng 5 năm 1968, nhà thơ Trần Đăng Khoa khi ấy là cậu bé hơn mười tuổi đã chép 20 bài thơ của mình và gửi ra Hà Nội để tặng sinh nhật Bác. Hiện nay kỉ vật này đang được được lưu giữ tại bảo tàng Hồ Chí Minh. Với nhà thơ Trần Đăng Khoa, dù chưa một lần được gặp Người, nhưng từng trang thơ trang văn về Người luôn được ông cất giữ trong sâu thẳm trái tim… (Tiếng thơ 20/05/2020)

NSND Trần Thị Tuyết: Bản sắc một giọng ngâm

NSND Trần Thị Tuyết: Bản sắc một giọng ngâm

Ngày phát hành 0:0 | 14/12/2020

Lượt nghe: 792

Tưởng nhớ NSND Trần Thị Tuyết, người gắn bó với làn sóng Văn học Nghệ thuật của Đài Tiếng nói Việt Nam, chương trình tuần này dành một phần thời lượng ôn lại những dư âm của một giọng ngâm thơ được nhiều thế hệ công chúng, thính giả mến mộ. Chúng ta có thể cảm nhận được niềm yêu mến, trân trọng trong niềm thương nỗi nhớ với một trong những giọng ngâm làm nên bản sắc “Tiếng thơ” của Ban Văn học - Nghệ thuật – Đài Tiếng nói Việt Nam.

Nhà thơ Trần Kim Anh: Viết để tri ân cuộc đời

Nhà thơ Trần Kim Anh: Viết để tri ân cuộc đời

Ngày phát hành 0:0 | 21/10/2016

Lượt nghe: 1943

Yêu thơ, gắn bó với thơ từ những năm tháng dạy học tại quê mẹ Hà Tĩnh, đến tận bây giờ, khi đã đi qua chặng đường tươi trẻ nhất, nhà thơ Trần Kim Anh vẫn luôn coi thơ như một người bạn, một người thân và cũng là người thầy của chính mình. Viết không chỉ là nhu cầu bộc lộ cá nhân mà viết còn là cách để bà trả ơn cuộc đời, trả ơn những người đã cưu mang mình, đã giúp bà nhận ra bao điều tốt đẹp ngầm ẩn trong dòng mưu sinh vội vã. Nhân dịp tập thơ “Chuyện của rêu” của nhà thơ Trần Kim Anh mới xuất bản, BTV Anh Thư đã có cuộc trò chuyện với bà về những chuyến đi và viết tại vùng than Quảng Ninh. (Tiếng thơ 19/10/2016)

Nhà thơ Trần Mạnh Thường với bài thơ tiên cảm

Nhà thơ Trần Mạnh Thường với bài thơ tiên cảm

Ngày phát hành 0:0 | 14/6/2019

Lượt nghe: 963

Nhà thơ nhà báo Trần Mạnh Thường – nguyên Trưởng ban Văn học Nghệ thuật Đài Tiếng nói Việt Nam, từng gắn bó sâu sắc với chương trình Tiếng thơ. Ông đã đi về thế giới người hiền. Một bài thơ để lại dấu ấn trong cuộc đời sống và viết của ông, đó là bài “Chuyến xe cuối cùng”, sáng tác trước khi ông qua đời không bao lâu, giống như một dự cảm, đồng thời bộc lộ những nghĩ suy giàu nhân ái… (Tiếng thơ phát 16/6/2019)

Nhà thơ Trần Ngọc Mỹ với "Những ngày không quên"

Nhà thơ Trần Ngọc Mỹ với

Ngày phát hành 11:31 | 18/4/2022

Lượt nghe: 1158

Sáng tác thơ ca là vậy – Trước tiên phải là những tiếng nói về chuyển động của thời đoạn mà nhà thơ đang sống và viết. Bên cạnh nghệ thuật ngôn từ, cảm xúc phải thật gần gũi, chạm được vào nỗi niềm, tâm trạng của độc giả đương thời, những trang thơ mới thực sự ở lại. Mới đây, từ Hải Phòng, nhà thơ Trần Ngọc Mỹ gửi về Tiếng thơ tập thơ mới của chị - “Những ngày không quên”. Chắt chiu trong những cảm xúc tức thời của Trần Ngọc Mỹ, đã có những câu thơ đẹp và một tâm thế đáng quý.

Nhà thơ Trần Nhuận Minh: Đánh cược cuộc đời vào chữ

Nhà thơ Trần Nhuận Minh: Đánh cược cuộc đời vào chữ

Ngày phát hành 0:0 | 20/12/2018

Lượt nghe: 728

Ở tuổi ngoài 70, nhà thơ Trần Nhuận Minh vẫn song hành cùng thơ với niềm nhiệt huyết mà không phải ai cũng giữ được trước sự hủy hoại của thời gian. Ông vẫn viết những bài thơ giàu chất thế sự, một thế sự không ít ngổn ngang, ngẫm ngợi, song được ghìm giữ bằng cái nhìn trải nghiệm, dồn nén, đa chiều. "Đánh cược cuộc đời mình vào chữ" là tâm thế sáng tạo của ông (Tiếng thơ phát 19/12/2018)

Nhà thơ Trần Nhương: "Cuộc chiến đã kéo chúng ta đi..."

Nhà thơ Trần Nhương:

Ngày phát hành 0:0 | 5/12/2019

Lượt nghe: 938

Gắn bó với nghề báo, say mê thơ ca hội họa, nhà thơ Trần Nhương có cơ hội được đi nhiều nơi, trải nghiệm nhiều vùng đất. Song những gì thuộc về ký ức bên đồng đội những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước luôn là khoảng thời gian – không gian vô cùng thiêng liêng máu thịt, đưa ông trở lại với thời thanh niên mộng mơ, sôi nổi, dẫu đầy gian khó mà cũng đầy khát vọng. BTV Tiếng thơ có cuộc trò chuyện cùng ông nhân dịp ông cũng đồng đội thăm lại chiến trường Lào...(Tiếng thơ 07/12/2019)

Nhà thơ Trần Quang Đạo: "Bay trong mơ"

Nhà thơ Trần Quang Đạo:

Ngày phát hành 11:42 | 24/9/2021

Lượt nghe: 734

Giải thưởng văn học Asean trong hai năm 2019 và năm 2020 mới đây công bố các tác giả, tác phẩm được vinh danh. Cùng với nhà văn Võ Khắc Nghiêm với tiểu thuyết “Thị Lộ chính danh”, nhà thơ Trần Quang Đạo với tập thơ “Bay trong mơ” được chọn trao giải thưởng uy tín tầm cỡ khu vực này. Có thể nói tập “Bay trong mơ” – Tập thơ mang lại cho nhà thơ Trần Quang Đạo giải thưởng văn học Asean là kết quả của đằng đẵng 10 năm viết và chiêm nghiệm. Với số lượng lên tới 80 bài, tập thơ cho thấy Trần Quang Đạo vẫn đắm đuối với sáng tác và luôn tìm tòi vượt lên chính mình.

Nhà thơ Trần Quang Quý từ Nguồn mà đi

Nhà thơ Trần Quang Quý từ Nguồn mà đi

Ngày phát hành 0:0 | 22/11/2019

Lượt nghe: 1039

Ở tập thơ “Nguồn” mới xuất bản, nhà thơ Trần Quang Quý có lời đề từ: "Nguồn cội là dòng chảy văn hóa của sông Đà - Núi Tản huyền ảo, uy linh luôn là nơi chốn đi về trong tâm thức tôi". Trong cuộc đời mỗi con người, quê hương là chặng đầu và chặng cuối hành trình. Trải qua những đốn ngộ, những cuộc kiếm tìm dữ dội, con người ta sẽ bằng an trở về nguồn. Thơ sẽ ra đời ở những khoảnh khắc tìm kiếm và đốn ngộ ấy… (Tiếng thơ 23/11/2019)

Nhà thơ Trần Quang Quý: Để thơ Việt đi ra thế giới

Nhà thơ Trần Quang Quý: Để thơ Việt đi ra thế giới

Ngày phát hành 0:0 | 13/3/2019

Lượt nghe: 804

Trong những ngày diễn ra Hội nghị quảng bá văn học Việt Nam lần thứ 4 và Liên hoan thơ quốc tế lần thứ 3 ở Hà Nội và một số địa phương khác, nhà thơ Trần Quang Quý đóng vai trò một thành viên trong ban tổ chức. Nhưng lúc thì ông xuất hiện với vai trò dịch giả, lúc là một người dẫn chương trình, lúc lại là một hướng dẫn viên nhiệt tình. Nhà thơ Trần Quang Quý Từng tham gia một số liên hoan thơ quốc tế, có một tập thơ được in và phát hành ở Mỹ . Và nội dung ông trò chuyện với Tiếng thơ đêm nay liên quan tới việc dịch, quảng bá thơ ca, văn học Việt Nam ra nước ngoài...(Tiếng thơ phát 13/03/2019)

Nhà thơ Trần Quang Quý: Người tạo lập thể thức và giọng điệu thơ riêng

Nhà thơ Trần Quang Quý: Người tạo lập thể thức và giọng điệu thơ riêng

Ngày phát hành 11:26 | 11/9/2022

Lượt nghe: 703

Sau một thời gian lâm bệnh nặng, vừa mới đây, nhà thơ Trần Quang Quý đã rời bỏ cõi đời. Sự ra đi của ông gây bàng hoàng, xúc động với nhiều bạn thơ, người yêu thơ bởi với Trần Quang Quý, năng lượng sáng tạo hãy còn đong đầy. Sinh năm 1955 tại Thanh Thủy - Phú Thọ, gần 40 năm cầm bút, được công chúng biết đến kể từ sau khi đoạt Giải Nhì thơ tạp chí Văn Nghệ Quân đội năm 1984, tốt nghiệp Trường Viết văn Nguyễn Du, ông đã dành cả cuộc đời cho sáng tác, trong đó nổi bật là sáng tác thơ ca. Trần Quang Quý được đánh giá là một trong những gương mặt tiêu biểu của thi đàn nước ta hai thập niên đầu thế kỷ 21.

Nhà thơ Trần Quang Quý: Thơ ca và nỗi ám ảnh đất đai

Nhà thơ Trần Quang Quý: Thơ ca và nỗi ám ảnh đất đai

Ngày phát hành 0:0 | 9/4/2015

Lượt nghe: 1045

Những vần thơ da diết lưu lại khoảnh khắc đặc biệt của một ngày cuối tháng tư. Nhà thơ Trần Quang Quý-người tự nhận mình "lớn lên từ đất" sẽ nói điều gì về những ám ảnh của đất trong thơ mình? Chùm thơ Tomas Transtromer giúp chúng ta hình dung phần nào về thế giới thơ của một nhà thơ Thụy Điển-chủ nhân giải thưởng Nobel văn chương danh giá năm 2011 (Tiếng thơ 9/4/2015)

Nhà thơ Trần Trương không còn nhặt lại tháng ngày rơi

Nhà thơ Trần Trương không còn nhặt lại tháng ngày rơi

Ngày phát hành 16:7 | 1/10/2021

Lượt nghe: 735

Sinh năm 1941 tại Thanh Miện (Hải Dương), được đào tạo rồi công tác trong ngành lâm nghiệp, nhà thơ Trần Trương sau đó đi vào con đường báo chí, sáng tác. Tập thơ “Nhặt lại tháng ngày rơi” của ông được đánh giá đằm thắm, giàu chất thế sự, từng được trao giải thưởng của Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam. Giờ đây, nhà thơ Trần Trương đã không còn “nhặt lại tháng ngày rơi”. Nhưng vẫn còn đó tinh thần sống và sáng tác: “Đừng e ngại những dòng sông rộng lớn/ Rồi cuối cùng ra biển cũng hòa tan/ Hãy nồng nàn như ca dao giản dị/ Sẽ suốt đời sống mãi với nhân gian”.

Nhà thơ Việt Phương - "Cỏ dọc đường trần kiên nhẫn sống"

Nhà thơ Việt Phương -

Ngày phát hành 0:0 | 11/5/2017

Lượt nghe: 1949

Ở góc độ một công chức nhà nước, nhà thơ Việt Phương nổi bật với vai trò thư ký của Thủ tướng Phạm Văn Đồng trong nhiều năm. Ở góc độ thơ ca, ông tạo một dấu mốc riêng cho mình và cho thơ hiện đại với tập “Cửa mở”, xuất bản lần đầu năm 1970, sau đó được tái bản với số lượng hàng chục nghìn bản in. “Cửa mở” là hiện tượng thơ, sự kiện văn học – xã hội ở thời điểm đó, thể hiện một tư duy khác, một lối nghĩ khác, trân trọng quá khứ nhưng phản biện để hướng tới những giá trị mới phù hợp với bước đi thời đại. Nhiều câu thơ trong tập “Cửa mở” đến nay vẫn được nhắc đến như bằng chứng sinh động về tư duy mới mẻ, đa chiều của nhà thơ Việt Phương, trong bối cảnh đang xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và dồn sức cho công cuộc giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. (Tiếng thơ 10/5/2017)

Lục bát Trần Thắng

Lục bát Trần Thắng

Ngày phát hành 15:41 | 11/8/2023

Lượt nghe: 749

Trong giới văn nghệ sĩ nước ta xưa nay, có nhiều người vừa là họa sĩ vừa viết văn, làm thơ. Và dường như có một mối tương giao đặc biệt giữa hai loại hình nghệ thuật này mà sáng tác của họ: kể cả tranh vẽ và thơ, văn đều có những đường nét khó trộn lẫn. Họa sĩ Trần Thắng là tác giả của tập thơ “Dốc im lặng” với 55 bài thơ và 32 phụ bản tranh ra mắt độc giả mới đây. Trần Thắng sinh năm 1971, quê ở Nam Định. Tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Công nghiệp, là họa sĩ của Báo Ảnh Dân tộc Miền Núi (Thông tấn xã Việt Nam). Trước “Dốc im lặng”, những sáng tác đã xuất bản của Trần Thắng có thể kể đến tập thơ “Kẻ Bắc người Nam”, các tập thơ in chung với thành viên Quán Chiêu Văn, tập “Ngày qua còn mãi”.

Dấu ấn thơ Khánh Văn - Trần Nhật Minh

Dấu ấn thơ Khánh Văn - Trần Nhật Minh

Ngày phát hành 15:59 | 12/4/2024

Lượt nghe: 545

Nhà thơ, nhà báo Khánh Văn – Trần Nhật Minh sinh năm 1981, quê Vân Đình, Ứng Hòa, Hà Nội nguyên phóng viên Báo Phụ Nữ Thủ Đô, biên tập viên – phóng viên VTC14. Đã từng sống một cuộc đời nhiều nhiệt thành, viết cũng đầy nhiệt thành, giờ đây, Trần Nhật Minh đã về với đất mẹ, quê hương Hoàng Xá – Vân Đình (Hà Nội), dấu ấn thi sĩ để lại trong lòng bè bạn vẫn còn nguyên vẹn.

Hình tượng vầng trăng trong những vần thơ cuối của nhà thơ Trần Quang Quý

Hình tượng vầng trăng trong những vần thơ cuối của nhà thơ Trần Quang Quý

Ngày phát hành 15:49 | 22/9/2023

Lượt nghe: 670

Vầng trăng – một biểu tượng thiên nhiên muôn đời cũng là một ám ảnh trong thơ Trần Quang Quý. Trong ba tập thơ mới ra mắt của thi sĩ quá cố, trăng trở đi trở lại, vừa là ký ức, vừa là soi rọi của hiện tại cuộc đời.

"Tiếng mưa" của Vũ Trần Anh Thư: Những vầng thơ xanh mát

Ngày phát hành 14:15 | 1/4/2024

Lượt nghe: 847

Vũ Trần Anh Thư, sinh năm 1973, quê Thái Bình, hiện sống tại Hà Nội, là thành viên nhóm thơ Facebach. Ngay từ tập thơ đầu tay với nhan đề “Tiếng mưa”, Vũ Trần Anh Thư đã có những bài thơ để lại nhiều dư âm với độc giả.

"Khúc tráng ca hai chiều Tổ quốc" và mối duyên thơ nhạc Ngọc Lê Ninh – Trần Ngọc

Ngày phát hành 0:0 | 29/8/2019

Lượt nghe: 922

12 ca khúc trong tổ hợp thơ - ca khúc “Khúc tráng ca hai chiều Tổ quốc”, hầu hết được phổ từ những bài thơ tình: Gió và núi, Nóng ran mùa thay lá, Đèn tình, Chiếc lá hình trái tim, Miếu tình… vv… Ngay tên gọi các bài thơ – bài hát đã cho thấy cái gì đang ào ạt, một cái gì đang nóng lên, một cái gì đang da diết, hy vọng, dù đổ vỡ vẫn chấp nhận và tiếp tục hy vọng. Giá trị của nghệ thuật không phụ thuộc vào số lượng. Lịch sử thơ ca âm nhạc đã cho chúng ta thấy rằng dù chỉ một bài thơ, một bản nhạc đi cùng năm tháng, thì phần thưởng người nghệ sỹ nhận về đã quá đỗi ngọt ngào… (Tiếng thơ 28/08/2019)

Câu chuyện đẹp về lòng hiếu thảo của nhà văn Trần Hoài Dương

Câu chuyện đẹp về lòng hiếu thảo của nhà văn Trần Hoài Dương

Ngày phát hành 0:0 | 22/10/2018

Lượt nghe: 532

Áng mây rất nhớ mẹ mặt đất của mình. Nhờ chị gió giúp đỡ, áng mây đã hóa thành những hạt mưa nhỏ trở về mặt đất. Qua câu chuyện về lòng hiếu thảo của áng mây, nhà văn Trần Hoài Dương muốn cùng các bé lý giải vì sao có mây và mưa. Các bé hãy tìm hiểu thêm những hiện tượng thú vị trong tự nhiên nhé! ( Kể chuyện và hát ru 20/10/2018)

"Áng mây hiếu thảo": Truyện ngắn của Trần Hoài Dương

Ngày phát hành 0:0 | 27/6/2016

Lượt nghe: 2291

Áng mây rất nhớ mẹ mặt đất của mình. Nhờ chị gió giúp đỡ, áng mây đã hóa thành những hạt mưa nhỏ trở về mặt đất. Qua câu chuyện về lòng hiếu thảo của áng mây, nhà văn Trần Hoài Dương gửi tới các bé hiện tượng tự nhiên mây và mưa. (Kể chuyện và hát ru 25/6/2016)

Đọc truyện "Cơ bản là cơ bản" - Buổi thứ nhất - Sở thích của Trần Cơ Bản

Đọc truyện

Ngày phát hành 13:8 | 5/4/2023

Lượt nghe: 693

Cậu bé Trần Cơ Bản, 12 tuổi, một học sinh thành phố với nhiều áp lực về việc học hành thi cử, đặc biệt là thời gian học online vì dịch bệnh. Kỳ nghỉ hè, Cơ Bản được cha mẹ đưa về quê nội sống cùng ông bà ở vùng Mường cổ của xứ Thanh. Tại đây cậu được khám phá nét văn hóa đặc sắc như trò rối Chuộc, đêm chèo ma của người Mường. Cùng với sự hỗ trợ của Huyền- cô em họ mê nhạc rap, Cơ Bản đã biết bơi trên sông, được cưỡi trâu, thả diều, tắm suối cùng đám bạn trong xóm. Những trải nghiệm thực tế này đã thôi thúc Cơ Bản muốn tìm hiểu nhiều điều mới mẻ nơi quê nội thân yêu... (Văn nghệ thiếu nhi 02/04/2023)

Nhạc sỹ Trần Nhật Bằng và mối duyên âm nhạc tuổi thơ

Nhạc sỹ Trần Nhật Bằng và mối duyên âm nhạc tuổi thơ

Ngày phát hành 10:35 | 28/1/2022

Lượt nghe: 458

"Anh Nhật Bằng xin chào các em" là câu nói quen thuộc của nhạc sỹ Trần Nhật Bằng khi mở đầu các chương trình ca nhạc thiếu nhi trên sóng Đài Tiếng nói Việt Nam. Không chỉ lặng lẽ, miệt mài chọn lựa, giới thiệu tới các em những bài hát hay, ý nghĩa; anh còn là tác giả của nhiều ca khúc cho thiếu nhi với giai điệu trong sáng, giàu khát vọng... (Văn nghệ thiếu nhi 26/01/2022)

Nhà thơ Trần Kim Anh và câu chuyện dạy văn học văn

Nhà thơ Trần Kim Anh và câu chuyện dạy văn học văn

Ngày phát hành 0:0 | 8/1/2019

Lượt nghe: 533

Khoảng thời gian giữa hai hiệp đấu bóng, các cầu thủ được nghỉ ngơi dưỡng sức. Với học sinh chúng mình, hết học kỳ một lại bước vào học kỳ 2. Việc học cứ tiếp nối như vậy, nhưng vẫn có thời gian để băn khoăn một chút, nghĩ ngợi một chút về môn học. Cùng chia sẻ với cô giáo - nhà thơ Trần Kim Anh những tâm tư về dạy học văn trong nhà trường nhé... (Văn nghệ thiếu nhi - Trang văn học nhà trường 07/01/2019)

Ngọn nguồn cảm xúc trong thơ Trần Đăng Khoa

Ngọn nguồn cảm xúc trong thơ Trần Đăng Khoa

Ngày phát hành 0:0 | 22/4/2016

Lượt nghe: 1015

Nhà thơ Trần Đăng Khoa là tác giả có tác phẩm được học và đọc thêm nhiều nhất trong sách Tiếng Việt bậc tiểu học ở chương trình phổ thông cũng như các chương trình cải cách thí điểm khác. Bài viết “Ngọn nguồn cảm xúc trong thơ Trần Đăng Khoa” cùng các em tìm hiểu phần nào về mạch ngầm nuôi dưỡng thế giới tinh thần của nhà thơ vốn được gọi là "Thần đồng" từ năm 6-7 tuổi này.(Trang văn học nhà trường 25/4/2016)

Tuổi thơ của "thần đồng" Trần Đăng Khoa

Tuổi thơ của

Ngày phát hành 0:0 | 19/6/2020

Lượt nghe: 497

Nổi tiếng từ khi còn nhỏ, những bài thơ hay nhất là viết về tuổi thơ, viết cho tuổi thơ, nhưng nhà thơ Trần Đăng Khoa vẫn khao khát: "Nếu được quay lại thời trẻ con, tôi sẽ tranh thủ chơi nhiều hơn làm thơ. Tôi bắt đầu từ giã tuổi thơ của mình từ khi công bố tác phẩm đầu tiên. Bấy giờ tôi 8 tuổi ... (Văn nghệ thiếu nhi 17/06/2020)

Thơ Nôm Phật giáo thời Trần

Thơ Nôm Phật giáo thời Trần

Ngày phát hành 11:26 | 14/10/2021

Lượt nghe: 1009

Mười thế kỷ của văn học trung đại đã trải dấu ấn của nhiều đề tài, phong cách sáng tác làm nên kho báu di sản đồ sộ, đáng tự hào của dân tộc ta. Riêng với dòng thơ Nôm đã manh nha từ thời Lý rồi phát triển ở thời Trần đã ghi nhận các tác giả lớn như Phật hoàng Trần Nhân Tông, Thiền sư Huyền Quang – Lý Đạo Tái. Từ đó, hình thành nên dòng thơ Nôm của các Thiền sư, của người tu hành thông qua các bài phú, bài kệ, những bài thơ Đường luật Quốc âm. Chương trình “Tìm trong kho báu” hôm nay lật giở lại ngọn nguồn của dòng thơ Nôm thiền sư với những giá trị độc đáo.

Ý thức phản tỉnh – Một nét đẹp nhân văn trong thơ thời Trần

Ý thức phản tỉnh – Một nét đẹp nhân văn trong thơ thời Trần

Ngày phát hành 16:6 | 14/7/2022

Lượt nghe: 1447

Nhiều vị hoàng đế, nho tướng cũng như võ tướng thời thịnh Trần đã để lại những áng thơ có giá trị cao về mặt nội dung, nghệ thuật, nêu cao được cảm hứng yêu nước, cảm hứng tự hào dân tộc. Ở một khía cạnh khác, cho dù đang ở ngôi cao chín bệ hay khi chọn ẩn dật chốn sơn lâm, họ đều thể hiện con người nghệ sĩ với những trăn trở về nỗi niềm nhân sinh

Sáng tác văn thơ thời vãn Trần

Sáng tác văn thơ thời vãn Trần

Ngày phát hành 15:11 | 2/6/2022

Lượt nghe: 1756

Trở lại với nội dung sáng tác văn thơ thời vãn Trần cũng như hoạt động của Bích Động thi xã, buổi “Tìm trong kho báu” hôm nay điểm qua di sản thơ văn của những tên tuổi tiêu biểu như nhà thơ, danh sỹ Nguyễn Ức, Nguyễn Trung Ngạn, vua Trần Minh Tông

Nhà văn Trần Tiêu: Người viết tiểu thuyết nông thôn đầu tiên của nước ta

Nhà văn Trần Tiêu: Người viết tiểu thuyết nông thôn đầu tiên của nước ta

Ngày phát hành 0:0 | 24/4/2019

Lượt nghe: 13020

Để tạo nên hồn vía của làng quê trong tác phẩm của mình, bên cạnh việc miêu tả cảnh quê, nhà văn Trần Tiêu còn khắc họa hình ảnh, tâm tư, tình cảm của người dân quê. Trong đó, ông đặc biệt dành nhiều cảm tình cho người phụ nữ, những người vợ, người mẹ tảo tần khuya sớm vì chồng, vì con...(Tìm trong kho báu phát 25/4/2019)

Di sản thi ca của Thiền phái Trúc Lâm đời Trần

Di sản thi ca của Thiền phái Trúc Lâm đời Trần

Ngày phát hành 8:41 | 27/5/2022

Lượt nghe: 1668

Thời Lý – Trần ở nước ta được xem là giai đoạn hết sức hưng thịnh của Phật giáo. Đó cũng là thời kỳ ra đời dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử với những tên tuổi lớn của văn học trung đại. Buổi “Tìm trong kho báu” hôm nay của Ban VHNT VOV6 tìm về với cội nguồn những trung tâm Phật giáo, nơi phát tích dòng thiền và những nhóm phái văn học đặc sắc thời Trần.

Nét đặc sắc của phú Nôm đời Trần

Nét đặc sắc của phú Nôm đời Trần

Ngày phát hành 0:0 | 21/1/2020

Lượt nghe: 606

Theo các nhà nghiên cứu, dấu tích xưa nhất về chữ Nôm xuất hiện trong khoảng đầu thế kỷ XI. Từ thế kỷ XIII cho đến thế kỷ XX, nhiều tác giả đã sử dụng chữ Nôm để sáng tác nên những tác phẩm có giá trị cho nền văn hóa dân tộc. Hai thế kỷ sau khi chữ Nôm ra đời, những tác giả thuộc tầng lớp trên của xã hội đã gửi gắm tâm sự và tư tưởng nghệ thuật qua các bài phú viết bằng ký tự này...(Tìm trong kho báu phát 23/01/2020)

Hình ảnh Văn Huệ Vương – Trần Quang Triều trong thơ thành viên Bích Động thi xã

Hình ảnh Văn Huệ Vương – Trần Quang Triều trong thơ thành viên Bích Động thi xã

Ngày phát hành 15:48 | 9/6/2022

Lượt nghe: 1759

Văn Huệ Vương – Trần Quang Triều là chủ soái, linh hồn của Bích Động thi xã. Trong các đàm đạo, xướng họa thơ văn của thi xã, ông vừa đóng vai trò là người chủ trì vừa thể hiện tài năng, khí chất hơn người. Bởi thế, trong nhiều tứ thơ các thành viên chủ chốt của Bích Động thi xã như Nguyễn Ức, Nguyễn Sưởng đều thấp thoáng hình ảnh vị chủ soái tài hoa cũng như bày tỏ niềm kính phục với tài năng, phẩm cách của ông

Âm hưởng chủ đạo của thơ ca thời thịnh Trần

Âm hưởng chủ đạo của thơ ca thời thịnh Trần

Ngày phát hành 9:10 | 7/7/2022

Lượt nghe: 1265

Trong các triều đại phong kiến ở nước ta, thời nhà Trần được xem là hưng thịnh về mọi mặt, đặc biệt có sự phát triển rực rỡ về văn hóa, thơ ca, nghệ thuật. Dù phải trải qua ba lần đối mặt với đội quân xâm lược Nguyên – Mông hung hãn nhưng vua tôi, tướng lĩnh và dân chúng dưới triều Trần đều chung sức đồng lòng và gặt hái được chiến công hiển hách. Buổi “Tìm trong kho báu” hôm nay của Ban VHNT (VOV6) đi sâu tìm hiểu về âm hưởng chủ đạp của thơ ca thời thịnh Trần

Danh sỹ Nguyễn Huy Lượng là tác giả truyện thơ "Phan Trần"?

Danh sỹ Nguyễn Huy Lượng là tác giả truyện thơ

Ngày phát hành 16:0 | 16/3/2022

Lượt nghe: 1565

Dựa trên những cứ liệu xác đáng, căn cứ vào nội dung, nghệ thuật của truyện thơ “Phan Trần”, đặc biệt đặt trong bình diện so sánh với các tác phẩm khác cùng tác giả, có thể khẳng định khả năng rất cao văn thần Nguyễn Huy Lượng thực sự là tác giả của tác phẩm này. Người xưa có câu: “Đàn ông chớ kể Phan Trần/ Đàn bà chớ kể Thúy Vân, Thúy Kiều” nhằm phê phán câu chuyện, con người vượt ra khỏi lề thói, khuôn thước xã hội. Thế nhưng thời gian đã khẳng định giá trị của cả “Truyện Kiều” và truyện thơ “Phan Trần”. Đó thực sự là những tác phẩm xuất sắc vượt lên về cả nội dung, tư tưởng, nghệ thuật của nền văn học dân tộc.

NSƯT Trần Nhượng: Hành trình nghệ thuật và Sân khấu Kịch nói Công an Nhân dân

NSƯT Trần Nhượng: Hành trình nghệ thuật và Sân khấu Kịch nói Công an Nhân dân

Ngày phát hành 0:0 | 21/8/2015

Lượt nghe: 1696

Là người gắn bó cả sự nghiệp với mảng đề tài người chiến sỹ công an, NSUT, đạo diễn Trần Nhượng đã ghi dấu ấn qua những vai diễn trong các vở “Nữ ký giả”, “Bản danh sách điệp viên 1”, “Bản danh sách điệp viên 2”...v.v... Những đóng góp của ông không chỉ dừng lại ở các vai diễn, trong công tác đạo diễn ông cũng gặt hái thành công với những sáng tạo của mình.

Tác giả trẻ Trần Kim Khôi: Thành công với kịch chính luận

Tác giả trẻ Trần Kim Khôi: Thành công với kịch chính luận

Ngày phát hành 0:0 | 9/6/2015

Lượt nghe: 6037

Là người viết kịch tự do, luôn phải đối mặt trước bao thách thức của thị trường giải trí, nhưng chàng trai trẻ ấy không chạy theo thể loại kịch hài câu khách, cũng chẳng mải mê với đề tài kinh dị, tình ái hay hình sự...Trần Kim Khôi chọn lối đi riêng không ít chông gai... gắn bó với thể loại kịch chính luận và bước đầu đã gặt hái được một số thành công

Vở diễn "Chiến binh" của Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang: Kỳ vọng khởi sắc

Vở diễn

Ngày phát hành 0:0 | 21/4/2015

Lượt nghe: 1557

Nhân kỷ niệm 40 năm ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước 30/4/1975 – 30/4/2015, đồng thời khai trương Trung tâm nghệ thuật cải lương Hưng Đạo (Rạp Hưng Đạo cũ), Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang - Thành phố Hồ Chí Minh ra mắt công chúng vở cải lương “ Chiến binh” tác giả: Nhà văn Chu Lai, chuyển thể cải lương: Hoàng Song Việt, đạo diễn: NSND Trần Ngọc Giàu, với sự tham gia của nhiều nghệ sĩ, diễn viên tài năng như NSƯT Lê Thiện, NSƯT Quế Trân, NSƯT Tấn Giao, NSƯT Trọng Phúc, Tú Sương, Lê Tứ, Điền Trung, Kim Luận (Nguyễn Thị Luận – Chuông vàng vọng cổ 2013), Nguyễn Minh Trường ( Chuông vàng vọng cổ 2014), Dương Thanh.v.v.

NSƯT Trần Quốc Đông và tình yêu với nghệ thuật xiếc

NSƯT Trần Quốc Đông và tình yêu với nghệ thuật xiếc

Ngày phát hành 16:32 | 5/4/2021

Lượt nghe: 533

Gia đình không ai theo nghệ thuật, riêng Trần Quốc Đông đi theo xiếc - môn nghệ thuật khắc nghiệt đòi hỏi sự khổ luyện, “nước mắt trước nụ cười sau”. Tuy nhiên, như người ta vẫn nói “nghề chọn người”. Xiếc đã chọn Trần Quốc Đông để anh cùng các bạn diễn tỏa sáng trên sân khấu với tiết mục “Tạo hình trên đôi giày trượt”. Hơn 20 năm gắn bó với đôi giày patin, anh được coi là “phù thủy” trên đôi giày trượt với hàng loạt huy chương tại các kỳ liên hoan xiếc trong và ngoài nước. (Hành trình Sáng tạo 04/4/2021)

Nhạc sỹ, NSƯT Trần Luận - Người truyền cảm hứng âm nhạc dân tộc

Nhạc sỹ, NSƯT Trần Luận - Người truyền cảm hứng âm nhạc dân tộc

Ngày phát hành 0:0 | 7/12/2020

Lượt nghe: 1083

Nhạc sỹ, NSƯT Trần Luận là một trong những gương mặt tiêu biểu có nhiều đóng góp đối với âm nhạc dân tộc. Anh vừa sáng tác ca khúc, sáng tác khí nhạc, vừa biểu diễn, hòa âm, phối khí cho dòng nhạc dân gian, cộng tác với nhiều cơ sở đào tạo âm nhạc. Trong thành công của NSƯT Trần Luận ngày hôm nay là rất nhiều nỗ lực của ngày hôm qua. Vị ngọt của hạnh phúc được chuyển hóa từ chát mặn mồ hôi… (Hành trình sáng tạo 06/12/2020)

Nhà báo, Nghệ sĩ nhiếp ảnh Trần Tuấn - người 35 năm chụp ảnh Đại tướng

Nhà báo, Nghệ sĩ nhiếp ảnh Trần Tuấn - người 35 năm chụp ảnh Đại tướng

Ngày phát hành 15:37 | 8/9/2023

Lượt nghe: 403

Nhà báo, nghệ sĩ nhiếp ảnh Trần Tuấn - nguyên phóng viên Ban Ảnh, Thông tấn xã Việt Nam hiện đang lưu giữ một kho ảnh lớn về Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Trong suốt 35 năm tháp tùng và chụp ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp, vinh dự theo chân Đại tướng trong nhiều chuyến công tác xa với rất nhiều kỷ niệm đẹp, ông đã ghi lại chân thực, sinh động muôn vàn những khoảnh khắc quý giá khắc họa chân dung, tầm vóc của một vị Đại tướng đã đi vào lịch sử dân tộc như một huyền thoại. (Hành trình Sáng tạo 23/07/2023)

Nhạc sĩ Trần Hùng với tình yêu dành cho âm nhạc

Nhạc sĩ Trần Hùng với tình yêu dành cho âm nhạc

Ngày phát hành 0:0 | 20/4/2020

Lượt nghe: 1104

Tự nhận mình là người ngoại đạo đến với nghiệp sáng tác như duyên nợ, không mầu mè, không phô trương nhưng những sáng tác nhạc của nhạc sĩ Trần Hùng luôn có sức lay động lòng người. (Hành trình Sáng tạo ngày 19/04/2020)

Nhạc sĩ Trần Nhật Dương - Lan tỏa giá trị âm nhạc trên cánh sóng VOV

Nhạc sĩ Trần Nhật Dương - Lan tỏa giá trị âm nhạc trên cánh sóng VOV

Ngày phát hành 8:38 | 2/6/2023

Lượt nghe: 957

Với gần 30 năm gắn bó với Đài TNVN, Nhạc sĩ Trần Nhật Dương đã sớm định hình cho mình một phong cách âm nhạc riêng. Lấy cảm hứng từ đề tài đất nước, lịch sử hay từ những cảm xúc đời thường, kết hợp với kỹ thuật âm nhạc được đào tạo bài bản chuyên nghiệp, những tác phẩm của nhạc sĩ không chỉ chạm đến trái tim của người nghe mà còn mang nhiều giá trị sâu sắc. Mới đây, nhạc sĩ Trần Nhật Dương vinh dự được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật với cụm 4 tác phẩm. Trong chương trình Hành trình sáng tạo hôm nay, mời quý vị và các bạn gặp gỡ nhạc sĩ Trần Nhật Dương để cùng tìm hiểu con đường nghệ thuật gắn liền với làn sóng của Đài TNVN. (Hành trình Sáng tạo 31/5/2023)

Nhạc sĩ Trần Thanh Tùng: Một cá tính âm nhạc sáng tạo

Nhạc sĩ Trần Thanh Tùng: Một cá tính âm nhạc sáng tạo

Ngày phát hành 9:50 | 8/9/2021

Lượt nghe: 685

Nhạc sĩ Trần Thanh Tùng được biết đến với nhiều ca khúc nổi tiếng như: Tình khúc Nguyệt Hồ, Đừng ví em là biển, Nơi em về làm dâu, Tình rừng,… Ông đã mang đến không gian âm nhạc phong phú, đánh thức sự rung động của người nghe. (Hành trình Sáng tạo 05/9/2021)

Con đường đến với nghệ thuật múa của nghệ sĩ Trần Lệ Thanh

Con đường đến với nghệ thuật múa của nghệ sĩ Trần Lệ Thanh

Ngày phát hành 15:42 | 17/1/2022

Lượt nghe: 491

Đến với ballet cổ điển muộn hơn rất nhiều so với các nghệ sĩ khác nhưng chính bởi nỗ lực đam mê, nghệ sĩ trẻ Trần Lệ Thanh đã và đang khẳng định khả năng của mình bằng những vai diễn, từ những vở ballet kinh điển cho đến những vở múa đương đại bằng sự hoàn thiện bản thân trong từng động tác. (Hành trình Sáng tạo 16/01/2022)

Họa sĩ Trần Thị Thu - cuộc chạy marathon với hội họa

Họa sĩ Trần Thị Thu - cuộc chạy marathon với hội họa

Ngày phát hành 16:13 | 5/2/2024

Lượt nghe: 172

Nếu như tình yêu đã đưa họa sĩ Trần Thị Thu (Thu Trần) bén duyên với hội họa thì có lẽ sự ngẫu hứng, dám thử nghiệm lại mở ra cho chị những “khung trời” rộng lớn để sáng tạo, để bay bổng và phiêu lưu. Khi bất ngờ tìm cho mình con đường đi với lụa, chị cũng có nhiều cơ duyên để lắng mình với những trầm tích văn hóa, ở những vùng đất chị đã sống và thỏa sức trên những tác phẩm hội họa hoành tráng và thử nghiệm trên các chất liệu truyền thống. Tuy vậy, trên mỗi chặng đường, chị vẫn tự ví mình như một người chạy marathon một mình, để tìm cho mình một lối đi riêng, một cõi riêng mang tên chị. (Hành trình sáng tạo 04/02/2024)

Họa sĩ Trần Xuân Phúc: Người đam mê vẽ tranh Bác Hồ

Họa sĩ Trần Xuân Phúc: Người đam mê vẽ tranh Bác Hồ

Ngày phát hành 9:46 | 16/5/2022

Lượt nghe: 626

Trong làng mỹ thuật nước ta có rất nhiều họa sĩ vẽ về Bác thành công nhưng họa sĩ Trần Xuân Phúc đã để lại dấu ấn riêng với lối vẽ chân thực, chỉn chu và giàu cảm xúc, ông được mọi người gọi bằng cái tên trìu mến “Họa sĩ vẽ tranh Bác Hồ”. (Hành trình Sáng tạo 15/5/2022)

KTS Trần Trung Hiếu: Gìn giữ nét đẹp di sản với nhiếp ảnh

KTS Trần Trung Hiếu: Gìn giữ nét đẹp di sản với nhiếp ảnh

Ngày phát hành 11:40 | 26/12/2022

Lượt nghe: 739

KTS Trần Trung Hiếu tốt nghiệp khoa Kiến trúc, Trường đại học Đông Đô, ra trường anh về công tác tại Viện Nghiên cứu Kiến trúc quốc gia. Song hành tình yêu với kiến trúc, anh có niềm đam mê nhiếp ảnh. Anh có trong tay nhiều bộ sưu tập ảnh đáng giá giúp cho công chúng thưởng lãm và cảm nhận giá trị, tinh hoa di sản văn hóa của cha ông. KTS Trần Trung Hiếu chính là khách mời của chương trình Tôi và Tôi ngày 11/12/2022.

Nghệ sỹ Trần Lương đam mê phát triển cộng đồng

Nghệ sỹ Trần Lương đam mê phát triển cộng đồng

Ngày phát hành 13:6 | 30/12/2022

Lượt nghe: 790

Sinh năm 1960 tại Hà Nội, tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật năm 1983, Trần Lương là một trong năm họa sỹ của nhóm Gang of Five nổi tiếng những năm 90 của thế kỷ trước. Khi đất nước ở thời kỳ đầu mở cửa, mỹ thuật thị trường đang phát triển mạnh mẽ thì Trần Lương lại độc lập một con đường riêng, một con đường còn rất mới với các nghệ sỹ Việt khi ấy: trở thành nhà thực hành nghệ thuật đương đại, người tổ chức các hoạt động nghệ thuật. Đó là con đường ông đã kiên định theo đuổi nhiều năm, với một tinh thần làm việc nghiêm túc, dấn thân, vì sự phát triển của nghệ thuật và phát triển cộng đồng...

Họa sĩ Trần Anh Tuấn: Người “truyền lửa” đam mê

Họa sĩ Trần Anh Tuấn: Người “truyền lửa” đam mê

Ngày phát hành 0:0 | 27/11/2018

Lượt nghe: 1308

Là người đam mê nghệ thuật sơn mài từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, họa sĩ Trần Anh Tuấn là cái tên nổi bật trong giới sơn mài Việt. Tình yêu của anh với nghệ thuật truyền thống đã được lan tỏa đến với các bạn nhỏ và bạn bè quốc tế. (Chân dung nghệ sỹ 26/11/2018)

Biên đạo múa Trần Ly Ly: "Cháy" hết mình vì nghệ thuật múa đương đại

Biên đạo múa Trần Ly Ly:

Ngày phát hành 0:0 | 16/10/2018

Lượt nghe: 878

Nghệ sĩ ưu tú, biên đạo múa Trần Ly Ly là một trong những gương mặt tiêu biểu của nền nghệ thuật múa đương đại Việt Nam. Trên nhiều cương vị, với những vai trò khác nhau nhưng dù ở đâu, làm gì, tâm huyết và sự sáng tạo của chị vẫn luôn dành cho nghệ thuật múa, đặc biệt là múa đương đại (Chân dung nghệ sỹ/15-10-2018)

NSƯT Trần Lực: Người luôn đi tìm cái mới

NSƯT Trần Lực: Người luôn đi tìm cái mới

Ngày phát hành 0:0 | 20/12/2018

Lượt nghe: 1223

Nghệ sĩ ưu tú Trần Lực là gương mặt ăn khách của điện ảnh nước nhà, anh tạo dấu ấn trong lòng công chúng qua nhiều bộ phim được yêu thích. Với anh, được làm nghệ thuật là được sống với đam mê. (Chân dung nghệ sỹ 17/12/2018)

Đạo diễn NSND Trần Văn Thủy nhận Giải thưởng Lớn - Vì tình yêu Hà Nội

 Đạo diễn NSND Trần Văn Thủy nhận Giải thưởng Lớn - Vì tình yêu Hà Nội

Ngày phát hành 19:27 | 6/10/2022

Lượt nghe: 178

Với những bộ phim tài liệu xuất sắc về Hà Nội như "Hà Nội trong mắt ai", "Chuyện tử tế", đạo diễn NSND Trần Văn Thủy đã được vinh danh ở hạng mục cao quý nhất của Giải thưởng Bùi Xuân Phái lần thứ 15: "Giải thưởng Lớn - Vì tình yêu Hà Nội". Ban tổ chức đánh giá tác phẩm của đạo diễn Trần Văn Thủy về Hà Nội đã trở thành một di sản hình ảnh của thủ đô, gắn với những năm tháng vui buồn, đầy khát khao, trăn trở, cùng những giá trị nhân văn đẹp đẽ... (Làn sóng nghệ thuật 07/10/2022)

"Hành trình Đông A": Sách tranh về thời nhà Trần

Ngày phát hành 21:44 | 6/8/2021

Lượt nghe: 544

Họa sĩ Trần Tuyết Hàn ra mắt artbook "Hành trình Đông A" về lịch sử thời nhà Trần với phong cách vẽ theo lối tranh khắc gỗ. (Làn sóng nghệ thuật 16/07/2021)

Danh tướng Trần Khánh Dư trên sân khấu tuồng

Danh tướng Trần Khánh Dư trên sân khấu tuồng

Ngày phát hành 0:0 | 5/5/2019

Lượt nghe: 647

Vở tuồng lịch sử “Nhân Huệ Vương” xoay quanh cuộc đời thăng trầm của Trần Khánh Dư, võ tướng “lắm tài nhiều tật” - người góp công lớn trong cuộc kháng chiến của vua tôi nhà Trần chống quân xâm lược Nguyên – Mông. (Làn sóng nghệ thuật 03/5/2019)

Các làng gốm nổi tiếng thời Lý - Trần

Các làng gốm nổi tiếng thời Lý - Trần

Ngày phát hành 0:0 | 26/12/2019

Lượt nghe: 776

Bát Tràng; Phù Lãng; Thổ Hà là ba trung tâm sản xuất gốm từ thời Lý - Trần còn tồn tại đến ngày nay. (Câu chuyện nghệ thuật 27/12/2019)

Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Trần Thu Hà - Người thầy của nhiều thế hệ nghệ sĩ piano nước nhà

Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Trần Thu Hà - Người thầy của nhiều thế hệ nghệ sĩ piano nước nhà

Ngày phát hành 14:54 | 25/10/2022

Lượt nghe: 1964

Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Trần Thu Hà có đóng góp lớn trong sự nghiệp phát triển nền âm nhạc hiện đại nước nhà nói chung và chuyên ngành piano nói riêng trên cả ba lĩnh vực công tác: đào tạo, biểu diễn và quản lý. Bà xuất thân trong một gia đình có truyền thống âm nhạc, mẹ là Nhà giáo Nhân dân Thái Thị Liên- một trong những giảng viên piano đầu tiên của nước ta, người có công gây dựng Khoa Piano nói riêng và Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam nói chung. Từ năm 8 tuổi, nghệ sĩ Trần Thu Hà đã được người mẹ- người thầy đầu tiên của mình hướng dẫn từng ngón đàn. Tình yêu cây đàn piano cộng với những nhiệt tâm trong công việc giảng dạy nên dù đã nghỉ hưu, bà vẫn miệt mài với các thế hệ học trò... (Câu chuyện nghệ thuật 11/10/2022)

Gốm Lý - Trần qua công tác khảo cổ

Gốm Lý - Trần qua công tác khảo cổ

Ngày phát hành 0:0 | 20/3/2020

Lượt nghe: 652

Địa bàn của gốm Lý - Trần rất rộng, nhưng tập trung chủ yếu ở các tỉnh đồng bằng; bắc miền Trung như : Hà Nội, Hải Dương, Bắc Ninh, Nam Định, Thái Bình, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hóa…(Câu chuyện nghệ thuật 20/3/2020)

Gốm Lý - Trần: Mặt hàng thương mại

Gốm Lý - Trần: Mặt hàng thương mại

Ngày phát hành 0:0 | 3/3/2020

Lượt nghe: 590

Sử sách ghi lại hằng năm làng Bát Tràng sản xuất gốm, tiêu thụ ở nhiều nơi, đem lại mối lợi lớn. Điều này chứng tỏ, gốm Lý - Trần là mặt hàng thương mại quan trọng của hai triều đại khi đó. (Câu chuyện nghệ thuật 06/3/2020)

Gốm Lý – Trần: Vẻ đẹp bất biến qua thời gian

Gốm Lý – Trần: Vẻ đẹp bất biến qua thời gian

Ngày phát hành 0:0 | 21/11/2019

Lượt nghe: 737

Gốm Việt đã có lịch sử lâu đời với nhiều dòng gốm đa dạng, vang danh trong nước và thế giới. Cùng nhà nghiên cứu mỹ thuật Phan Cẩm Thượng tìm hiểu về nghệ thuật gốm thời Lý – Trần qua 4 thế kỷ hưng vong. (Câu chuyện nghệ thuật 22/11/2019)

Gốm trắng thời Lý - Trần

Gốm trắng thời Lý - Trần

Ngày phát hành 0:0 | 18/3/2020

Lượt nghe: 1015

Đây là loại gốm phổ thông, được làm với bàn xoay rất cao, thành gốm rất mỏng chứng tỏ trình độ tạo hình thành thạo của các nghệ nhân, người thợ gốm khi đó. (Câu chuyện nghệ thuật 13/3/2020))

Gốm Việt thời Lý - Trần

Gốm Việt thời Lý - Trần

Ngày phát hành 0:0 | 13/12/2019

Lượt nghe: 790

Cùng nhà nghiên cứu mỹ thuật Phan Cẩm Thượng tìm hiểu về gốm - một trong những loại hình nghệ thuật tiêu biểu nhất của thời Lý - Trần. (Câu chuyện nghệ thuật 13/12/2019)

Hoa văn trang trí gốm Lý – Trần

Hoa văn trang trí gốm Lý – Trần

Ngày phát hành 0:0 | 19/11/2020

Lượt nghe: 1110

Những họa tiết chính trang trí trên gốm Lý – Trần là hoa lá, hình chim, hình thú hoặc hình người. (Câu chuyện nghệ thuật 30/10/2020)

Kiến trúc sư Trần Ngọc Chính: Dấu ấn qui hoạch đô thị

Kiến trúc sư Trần Ngọc Chính: Dấu ấn qui hoạch đô thị

Ngày phát hành 0:0 | 20/5/2019

Lượt nghe: 928

Năm 2012, kiến trúc sư Trần Ngọc Chính vinh dự được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học - Nghệ thuật cho Cụm công trình quy hoạch xây dựng các đô thị, gồm: Quy hoạch chung Khu công nghiệp Dung Quất; Quy hoạch chung xây dựng thành phố Đà Nẵng; Quy hoạch chung xây dựng thành phố Vũng Tàu. (Câu chuyện nghệ thuật 17/5/2019)

NSND Trần Hạnh: Một đời vì nghệ thuật

NSND Trần Hạnh: Một đời vì nghệ thuật

Ngày phát hành 0:0 | 19/9/2019

Lượt nghe: 717

Dành cả cuộc đời cống hiến cho nghệ thuật nước nhà, ông vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân khi bước sang tuổi 90. (Câu chuyện nghệ thuật 20/9/2019)

Nhà thơ Trần Đăng Khoa và chuyện tình lính đảo

Nhà thơ Trần Đăng Khoa và chuyện tình lính đảo

Ngày phát hành 0:0 | 9/1/2018

Lượt nghe: 1349

Không phải là bài thơ tiêu biểu nhất, được biết đến nhiều nhất trong sự nghiệp sáng tác, nhưng “Thơ tình người lính biển” gửi gắm nhiều ẩn ý, nhiều suy tư của nhà thơ Trần Đăng Khoa qua những hình ảnh như “Gió thổi chưa ngừng trong những vành tang trắng”, “Vòm trời kia có thể sẽ không em / Không biển nữa chỉ còn anh với cỏ”. Dù trong ca khúc, nhạc sỹ Hoàng Hiệp không đưa vào hình ảnh “vàng tang trắng”, nhưng “chỉ còn anh với cỏ” được giữ nguyên, riêng điều ấy cũng khiến nhà thơ Trần Đăng Khoa cảm thấy thật ấm áp vì sự chia sẻ, đồng cảm giữa thơ ca và âm nhạc. (VOV6 Điểm hẹn văn nghệ 13/01/2018)

Nhà thơ Trần Đăng Khoa với chùm thơ về Biên cương, Tổ quốc

Nhà thơ Trần Đăng Khoa với chùm thơ về Biên cương, Tổ quốc

Ngày phát hành 0:0 | 7/3/2016

Lượt nghe: 2731

Nhà thơ Trần Đăng Khoa có tâm sự gì khi viết về những người lính Biên cương trong ngày Thơ Việt Nam 2016. Trung tá, nhà thơ Lê Hoài Nam, người bạn và cũng là người đồng chí với nhà thơ Trần Đăng Khoa sẽ có những cảm nhận như thế nào khi thưởng thức những bài thơ này. Bên cạnh đó thì những giai thoại vui về người đứng đầu Hội Nhà văn Việt Nam-nhà thơ Hữu Thỉnh qua lời kể của nhà thơ Lê Tuấn Lộc sẽ giúp các bạn hiểu hơn về tính cách của một nhà thơ có nhiều tập trường ca về biển. (phát 05+09+12+16/03)

Nhà báo Trần Mai Hạnh – Sống và viết như một nhân chứng lịch sử

Nhà báo Trần Mai Hạnh – Sống và viết như một nhân chứng lịch sử

Ngày phát hành 11:1 | 4/4/2024

Lượt nghe: 981

Nhà báo, nhà văn Trần Mai Hạnh sinh năm 1943, quê Hải Dương, tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Văn (nay là Khoa văn, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội), sau đó làm việc tại Thông tấn xã Việt Nam. Năm 1996, ông được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc Đài tiếng nói Việt Nam, được bầu làm Ủy viên Trung ương Đảng hai khóa 8 và khóa 9, Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 10. Ông nguyên là Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Nhà báo Việt Nam, kiêm Tổng biên tập báo Nhà Báo và Công Luận. Từng là nhà báo chiến trường, nhà báo, nhà văn Trần Mai Hạnh đã có mặt ở nhiều điểm nóng của cuộc kháng chiến chống Mỹ. Ông là người chứng kiến và viết bài tường thuật đầu tiên về giờ phút lịch sử ở Dinh Độc Lập trưa ngày 30/4/1975. Thời mới cầm bút sáng tác, Trần Mai Hạnh đoạt giải thưởng cuộc thi truyện ngắn báo Văn Nghệ 1970 - 1971. Ông có một số tác phẩm như “Nắng Thu Bồn”, “Tình yêu và án tử hình”, “Sụp đổ và tự thú”, “Ngày tận thế”, “Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75”, “Lời tựa một tình yêu”, “Thời tôi sống”. Trong đó, tiểu thuyết “Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75” từng được dịch ra tiếng Anh, giành giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam năm 2014, giải thưởng Văn học ASEAN năm 2015. Trên đường thăm chiến trường xưa, vào ngày 2/4, nhà văn, nhà báo Trần Mai Hạnh đã đột ngột qua đời, hưởng thọ 81 tuổi. Vĩnh biệt ông, nhà thơ Lê Thiếu Nhơn có bài “Nhà báo Trần Mai Hạnh – Sống và viết như một nhân chứng lịch sử”.

Bút ký “Nhà văn Trần Văn Thước - Người đứng giữa làng quê”

Bút ký “Nhà văn Trần Văn Thước - Người đứng giữa làng quê”

Ngày phát hành 13:53 | 20/2/2023

Lượt nghe: 199

Sinh năm 1954 tại xã Vũ Lăng, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. 25 tuổi bị tai nạn lao động. Vượt qua ranh giới giữa sống và chết, Trần Văn Thước trở về đời thường với đôi chân bại liệt, sống và viết, trở thành một nhà văn sở hữu nhiều giải thưởng văn chương uy tín, có sức lan tỏa tới cộng đồng. Bao nhiêu năm nay, ông kiên trì đứng viết. Giữ cho mình đứng thẳng cũng là thái độ sống và viết của một nhà văn. Một vài nét phác thảo về chân dung ông trong bút ký “Nhà văn Trần Văn Thước - Người đứng giữa làng quê” của BTV Anh Thư. (Văn nghệ phát 21/2/2023)

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
06h00 - 06h30 Hành trình sáng tạo
08h00 - 08h30 Trang Văn nghệ Chủ nhật
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
14h00 - 14h30 Hành trình sáng tạo
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Trang Văn nghệ Chủ nhật
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 20h00 Đối thoại mở
21h30 - 22h00 Tiếng thơ